0666888999
Xem Sức khỏe Tốt lành
首页 >Fun88
【nohu ja palavik】Cuộc hội ngộ của những em bé sinh cực non
发布日期:2024-04-19 13:19:18
浏览次数:216

Quỳnh Phương là một trong 30 bé có mặt trong buổi hội ngộ trẻ sinh non,ộchộingộcủanhữngembésinhcựnohu ja palavik do khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tổ chức nhân ngày Trẻ sinh non thế giới 17/11.

Lúc chào đời ở tuần thai thứ 25, bé chỉ nhỏ bằng bàn tay bác sĩ, không thở, không khóc, không có phản xạ, nhịp tim chậm, hy vọng sống mong manh. Sau hai giờ thở máy, tình trạng của bé chuyển biến xấu nhanh chóng, nguy cơ tử vong cao. Các bác sĩ áp dụng nhiều phương pháp điều trị cho bé như thở máy tần số cao, truyền máu, duy trì vận mạch liều cao và bơm Surfactant, điều chỉnh rối loạn điện giải, đường huyết. Sau gần 4 tháng điều trị tại khoa Sơ sinh, bé phát triển khỏe mạnh, cân nặng 3 kg, được xuất viện.

【nohu ja palavik】Cuộc hội ngộ của những em bé sinh cực non

Chị Doan, mẹ của Quỳnh Phương, cho biết con đang học mẫu giáo. So với các bạn trong lớp, bé không có khác biệt về nhận thức, khả năng tiếp thu. Cân nặng và chiều cao trong mức tiêu chuẩn.

【nohu ja palavik】Cuộc hội ngộ của những em bé sinh cực non

"Gia đình tôi xem đây là phép màu", chị Doan nói, thêm rằng và là "quả ngọt" sau hành trình chạy chữa hiếm muộn 6 năm của vợ chồng chị.

【nohu ja palavik】Cuộc hội ngộ của những em bé sinh cực non

Bé Quỳnh Phương trong vòng tay cha mẹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bé Quỳnh Phương trong vòng tay cha mẹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hai bé sinh đôi Đức Bảo và Đức Kiên cùng mẹ cũng đến bệnh viện để thăm các y bác sĩ. Các bác sĩ không nhận ra cặp đôi song sinh ngày nào bởi giờ đã 4 tuổi, rất lanh lợi. Nhớ lại 4 năm trước, hai bé còn nằm trong lồng ấp, trên người chằng chịt máy thở khi sinh non ở tuần thai 26, chỉ nặng 600 g.

Chị Diệu Anh, mẹ của hai bé, cho biết những tháng năm đầu đời chăm hai con sinh non, gia đình chị rất vất vả. May mắn các lần khám định kỳ sau khi xuất viện, hai bé đều được bác sĩ đánh giá rất tốt. Một tuổi rưỡi các con biết đi, tập nói. Hiện, Đức Bảo và Đức Kiên cao gần 1 m, nặng 16 kg, biết tưới cây giúp mẹ, dọn đồ phụ bà. Con vui đùa suốt cả ngày làm ngôi nhà lúc nào cũng rộn vang. Hai bé khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của gia đình.

Là một trong những em bé sinh nhẹ cân nhất Việt Nam, chào đời ở tuần thai 24, chỉ vỏn vẹn 460 g, bé Hải Đăng cũng được nuôi sống thành công. Trong 4 tháng y bác sĩ điều trị và chăm sóc, bé tăng trưởng rất tốt, khoảng 147 g mỗi tuần. Ra viện vào tháng 7 năm nay, bé nặng 2,8 kg, tự bú mẹ. Hiện bé 4 tháng tuổi, đã được 6 kg, biết ê a hóng chuyện và bật cười khi cô điều dưỡng cưng nựng.

Bé Hải Đăng nhỏ xíu và yếu ớt ngày mới sinh. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Bé Hải Đăng sinh cực non ở tuần thai 24, nhỏ xíu và yếu ớt ngày mới sinh. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Tại sự kiện, các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho các bé sinh non từng điều trị tại khoa Sơ sinh từ năm 2017. BS.CKII Lê Tố Như, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, đánh giá các bé đều phát triển tốt về thể chất, trí tuệ.

Bác sĩ Tố Như cho biết thêm chăm sóc và điều trị trẻ sinh non là thách thức lớn trong lĩnh vực hồi sức sơ sinh vì tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Phác đồ "giờ vàng" tiếp cận, xử trí cấp cứu trẻ sinh cực non ngay sau khi chào đời giúp hạn chế tối thiểu biến chứng, di chứng để trẻ có cơ hội sống khỏe, phát triển bình thường.

Tuần đầu tiên sau sinh là giai đoạn khó khăn nhất vì trẻ sinh cực non có nguy cơ suy hô hấp nặng, suy tuần hoàn, xuất huyết não, vàng da, viêm ruột, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, trẻ sinh non có cơ hội phát triển tương tự như trẻ sinh đủ tháng nếu được can thiệp kịp thời.

"Do con sinh quá non, tôi từng có ý định buông xuôi", chị Vĩnh Linh nói trong buổi hội ngộ, thêm rằng bác sĩ Tố Như động viên gia đình chiến đấu và con "đã được hồi sinh". Bé Pika ra viện sau ba tháng điều trị sinh non, hiện gần hai tuổi, rất hoạt bát.

Buổi hội ngộ của những trẻ sinh non tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Buổi hội ngộ của những trẻ sinh non tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sinh non là chuyển dạ sinh trước 37 tuần tuổi thai, dưới 28 tuần được gọi là sinh cực non, từ 29 tuần đến 32 tuần tuổi là sinh rất non. Ước tính cứ 10 trẻ ra đời có một trẻ sinh non, hàng năm có 15 triệu trẻ sinh non trên thế giới. Sinh non là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 1,3 triệu trẻ sinh ra ở Florida (Mỹ) từ năm 1992 đến năm 2002, tuổi thai từ 23 đến 41 tuần. Kết quả 2/3 số trẻ sinh ra ở tuần thứ 23 hoặc 24 đi học mẫu giáo đúng độ tuổi. Trẻ sinh non thường bắt kịp các bạn cùng lứa về mặt học tập.

Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết trẻ sơ sinh được sinh ra ở tuần thứ 23 đến 24 vẫn thể hiện chức năng nhận thức tốt khi bắt đầu đi học mẫu giáo và trong suốt thời gian đi học. Tuy nhiên, trẻ cần được hỗ trợ phát huy hết khả năng ở trường.

Thanh Ba

Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp

产品中心

EMAIL:[email protected]

TEL:0555666777

FAX:0333555000

Copyright © 2024 Powered by Xem Sức khỏe Tốt lành